Chất liệu chế tác tranh khảm trai
Chất liệu:
Chất liệu được sử dụng chủ yếu trong khảm trai là gỗ và vỏ trai ốc tự nhiên. Cả hai chất liệu này xưa kia đều là biểu tượng của sự giàu có, quyền uy và sức mạnh và sự lâu bền.
Gỗ: Tùy theo mục đích sử dụng mà người thợ khảm trai có thể chọn các loại gỗ mang tính phong thủy hay màu sắc, vân gỗ khác nhau. Các loại gỗ thường dùng bao gồm: chắc, hương, gụ, gõ đỏ, gõ mật…
Trai ốc: Ốc xà cừ có màu sắc tự nhiên lấp lánh, thường được sử dụng làm các chi tiết quan trọng để tạo điểm nhấn và nổi bật của sản phẩm ( như trái tim của Chúa Giê – Su, tòa sen của Đức quán Thế âm bồ tát, những trái đào tiên trong bức Tam Đa…), áo gấm của vua chúa…. Giá trị của một sản phẩm khảm trai đôi khi được đánh giá bằng mức độ sử dụng ốc đỏ nhiều hay ít.
Ốc xà cừ đã mài, cắt thành nhiều mảnh nhỏ
Ốc xà cừ
Hiện nay, do nguồn nguyên liệu ốc xà cừ của Việt Nam rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên chủ yếu ốc được nhập từ Hồng Kong, Singapore. Giá trị một lạng ốc đẹp lên đến vài chục triệu đồng.
Trai, xác, cửu khổng, ngọc nữ… cần chọn những con dày, vân đẹp cũng là những nguyên liệu quan trọng để thể hiện mức độ phong phú và nghệ thuật của sản phẩm.
Cửu khổng cho những màu sắc xanh
Cửu khổng
Nguyên liệu sau khi sơ chế được cắt nhỏ và mài phẳng 2 mặt, có độ dày 1- 2mm, diện tích cỡ độ 3- 4 cm2 hoặc bằng một quân cờ. Màu sắc của nguyên liệu là màu tự nhiên, không bao giờ phai, có ánh xà cừ tương tự như màu cầu vồng tạo vẻ đẹp lung linh rất khó diễn tả.
Mặt trong vỏ trai
Mặt ngoài vỏ trai
Các sản phẩm khảm trai cao cấp khi trưng bày ở những góc độ ánh sáng khác nhau tạo nên những màu sắc khác nhau vì thế người thưởng lãm có thể chiêm ngưỡng rất nhiều lần mà không chán mắt.
Các chất liệu khác: Ngày nay, do nhu cầu của cuộc sống ngày càng đa dạng nên các sản phẩm khảm trai có thể kết hợp khảm trên kim loại quí như vàng, bạc, đồng với những hoại tiết hiện đại, phong cách trẻ trung hơn.
Ngọc nữ
Chế tác:
Dụng cụ: Các dụng cụ khảm trai trông khá thô sơ nhưng rất đặc trưng bao gồm cưa, đục, kẹp, bàn cưa, dao khắc, giấy ráp, chì, giấy.
Cưa và kẹp
Đục và dũa
Dao khắc
Các bước chế tác:
Toàn bộ quá trình chế tác sản phẩm khảm trai là bằng thủ công bao gồm 9 công đoạn công phu và tỉ mỉ.
Bước 1- Tạo mẫu:
Nghệ nhân phải tạo được mẫu phù hợp với sản phẩm mộc ban đầu. Mẫu có thể là các cảnh vật theo lối truyền thống nhưng cũng có thể là mẫu mới sáng tạo theo ý tưởng chủ đề. Mẫu được vẽ trên giấy bằng chì, khi hoàn chỉnh được chuyển sang giấy can để bắt đầu sản xuất.
Tạo mẫu bức Tam Thánh
B Bước 2 -Chọn nguyên liệu:
Căn cứ vào mẫu vẽ, nghệ nhân tiến hành chọn trai ốc cho các chi tiết để tạo được màu sắc và hài hòa, có điểm nhấn và tính toán các sử dụng trai ốc sao cho hiệu quả nhất.
Bước 3 -Cưa:
Người thợ dùng cưa, giũa, kẹp, cắt và gọt giũa trai ốc cho giống các chi tiết trên mẫu giấy. Sản phẩm cao cấp luôn đòi hỏi đường cưa phải sắc sảo nhưng mềm mại, khéo léo.
Cưa các mảnh trai, ốc thành hình
Bước 4 -Ghép:
Theo mẫu vẽ, người thợ gắn các mảnh trai ốc đã cắt thành hình hoàn chỉnh trên nền gỗ mộc vào đúng vị trí muốn khảm hình.
Gắn các mảnh nguyên liệu đã cưa theo mẫu
Bước 5 -Vạch:
Người thợ dùng bút vạch theo vòng ngoài các chi tiết để tạo khung trên nền gỗ, cậy hết các chi tiết ốc và xà cừ ra, để lại một khung vẽ nhất định.
B Bước 6 -Đục:
Người thợ dùng đục đục phần gỗ theo hình vẽ sâu xuống với độ sâu vừa bằng bằng miếng trai ốc đã cắt.
Đúc xuống mặt gỗ theo đường vẽ
Nạy sâu xuống mặt gỗ để tạo độ sâu
Bư Bước 7 -Gắn:
Đục xong người thợ dùng keo hay sơn ta gắn các miếng trai ốc đã cắt hoàn chỉnh vào nền gỗ theo đúng hình mẫu ban đầu và gắn khít làm sao cho khéo, đẹp và bề mặt của ốc xà cừ đúng bằng bề mặt của nền gỗ.
Phết keo
Gắn chặt nguyên liệu đã cắt xuống mặt gỗ
Sau khi sản phẩm đã khô, người ta chà và mài cho hoàn toàn sản phẩm phẳng, nhẵn, mịn.
Bước 8 – Khắc:
Đây là công đoạn khó nhất cần đến bàn tay nghệ nhân. Nghệ nhân dùng dao thép khắc các đường nét tạo hình cho sản phẩm. Đây là công đoạn phân biệt được sự khéo léo, nghệ thuật và sự điêu luyện của từng người. Nếu là tranh ảnh hay chân dung thì công đoạn này mất rất nhiều thời gian và hiếm có thợ làm được vì chỉ những nét khắc khéo léo mới thể hiện được đúng khuôn mặt, thần thái của người trong hình. Để thể hiện được tinh thần của nguyên mẫu, các nét khắc không được phép sai lệch, càng không thể tẩy xóa, chỉnh sửa vì vậy đòi hỏi công việc của người thợ phải rất tập trung và tỷ mỷ.Với những bức hình có độ tương phản sáng tối theo cách hiện đại thì người thợ phải lặp đi lặp lại việc khắc, bôi sơn coi thử nét nhiều lần cho đến khi hoàn hảo. Sau đó người thợ bôi sơn đen lên để tất cả các nét khắc bắt đầu hiện lên chân thực như vẽ tranh.
Khắc tạo hình
Bư Bước 9 – Đánh bóng:
Đây là công đoạn hoàn thiện để tạo được độ sáng tối của màu gỗ, sự tương tác giữa nền gỗ và màu sắc của trai ốc.