Khám trai ốc xà cừ

Theo một số tư liệu thì nghề khảm trai ra đời tại thôn Chuôn Ngọ – Huyện Chương Mỹ – Hà Tây, nay là Hà Nội vào thế kỷ XI. Ông tổ làng nghề là Trương Công Thành – một vị tướng văn võ song toàn từng tham gia vào đội quân của Lý Thường Kiệt. Tương truyền rằng, Trương Công Thành là một vị phó tướng tài ba của vua Lý, sau khi đánh đuổi quân xâm lược, ông được vua ban thưởng rất nhiều và đến cuối đời ông sống một cuộc sống phong lưu tao nhã, thường ngao du sơn thủy.

Trong một lần ngao du sơn thủy, ông nhặt được những mảnh vỏ trai, vỏ ốc mang nhiều màu sắc óng ánh rất đẹp. Ông bèn đem về nhà nghiên cứu, thử lắp ghép những vật liệu đó và tạo ra các họa tiết hoa văn rất sinh động. Dần dần, ông khai nghiệp cho người dân trong vùng, tạo nên nghề khảm trai cho người dân ở Chuôn Ngọ và làng nghề được phát triển rộng khắp ra toàn xã Chuyên Mỹ.

Theo những nghệ nhân trong làng, nghề khảm trai không đơn giản chỉ là nghề đục đẽo, lắp ráp theo khuôn mẫu nhất định mà đó là cả một “chặng đường” nghệ thuật. Sau này, khi nghề nghiệp đã phát triển, dân trong vùng bắt đầu chuyên môn hóa theo công việc. Người dân Chuôn Thượng và Chuôn Trung gần đó thì thường thu gom, mua bán vỏ trai, ốc. Người dân Chuôn Ngọ thì chuyên làm nghề khảm.

Bức khảm Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu